Cột sống là một trong những bộ phận quan trọng nhưng cũng dễ tổn thương mà ít người quan tâm đến khi mắc bệnh nghiêm trọng. Trong sinh hoạt hằng ngày, có những thói quen xấu vô tình làm tổn hại đến cột sống mà bạn cần biết đến để phòng tránh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Dùng nhiều kem chống nắng

Kem chống nắng được dùng để ngăn tác hại của tia UV lên làn da, ngăn ngừa lão hóa, vết nhăn trên da. Tuy vậy, cơ thể con người cũng cần phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hỗ trợ sản xuất ra vitamin D.

Với tác dụng của kem chống nắng sẽ khiến cơ thể khó có được lượng vitamin D cần thiết để chuyển hóa thành canxi tốt cho xương khớp.

Nếu chỉ bổ sung thực phẩm sẽ không thể cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể, do đó bạn cần tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng 15 phút vào buổi sáng để hỗ trợ quá trình sản xuất vitamin D cho cơ thể.

Dùng nhiều kem chống nắng



2. Tập thể dục sai tư thế

Các chuyên gia luôn khuyến cáo trẻ vị thành niên nên tập thể dục, bởi các bài tập có thể thúc đẩy cơ thể tăng mật độ xương cột sống nói riêng và cơ thể nói chung.

Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện sai tư thế ở các môn thể thao như đi đạp xe, spinning có thể khiến bạn bị đau lưng trầm trọng. Tốt nhất bạn chỉ nên tập 3-4 lần tuần kéo dài từ 30-40 phút để cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, cần chú ý đến tư thế của mình khi tập thể dục để hạn chế tổn thương cột sống nhé!

3. Chế độ ăn thiếu canxi

Như nhiều người đã biết, canxi là một trong số những khoáng chất quan trọng với sức khỏe của xương khớp và sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn chứa dồi dào canxi cho cơ thể.

Mỗi ngày, cơ thể của người dưới 50 tuổi cần một lượng canxi khoảng 1.000mg/ngày và con số này sẽ tăng thêm khoảng 200mg/ngày nếu bạn lớn hơn 50 tuổi.

Ngoài sữa, bạn có thể lựa chọn bổ sung nguồn canxi khác từ thực phẩm như rau xanh, cá hồi, cá mòi hoặc thực phẩm chức năng.


Chế độ ăn thiếu canxi

Xem ngay:  Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường: Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ


4. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây hại phổi mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của cột sống người hút thuốc. Nguyên nhân là vì chất nicotine trong thuốc lá có thể gây hại xương từ đó nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm sớm cũng tăng cao.

Xương sống của con người vốn được lót bằng đĩa hay đệm, nếu bạn hút thuốc nhiều sẽ gây mất nước, ức chế lưu thông dưỡng chất vào đĩa đệm, từ đó sức khỏe của đĩa đệm ngày càng suy giảm.

5. Uống cà phê và nước ngọt có gas

Trong thành phần của cà phê có chứa caffeine là chất có thể ngăn cản, làm giảm sự hấp thụ canxi trong cơ thể, từ đó khiến xương không có đủ dưỡng chất và dễ gãy hơn. Còn trong thành phần của nước ngọt, nước uống có gas thường chứa axit photphoric, chất này có thể làm tăng việc bài tiết canxi ra khỏi cơ thể, dẫn đến thiệu hụt canxi, gây mất cân bằng.

Do đó, bạn nên hạn chế uống 2 loại thức uống này nếu sức khỏe xương khớp không khỏe mạnh, hoặc lựa chọn thay thế cà phê thông thường bằng cà phê dacaf, thay nước ngọt bằng nước trái cây.


Uống cà phê và nước ngọt có gas



6. Ngồi làm việc lâu trong văn phòng

Khi ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế, nhất là khi ngồi sai tư thế sẽ gây áp lực lên cột sống và gây hại sức khỏe. Ngồi sai tư thế sẽ vô tình tạo áp lực lên cột sống, thậm chí gây chèn áp đến các dây thần kinh ở cột sống và khiến triệu chứng đau lưng trầm trọng hơn.

Do đó, bạn nên dành thời gian một vài phút để nghỉ giải lao, đi lại nhè nhàng để thay đổi tư thế.

7. Thói quen sử dụng smartphone

Khi sử dụng điện thoại smartphone, nhiều người có thói quen cúi đầu xuống, điều này có thể khiến cho xương cổ bị cong và căng cứng nếu giữ tư thế này kéo dài.

Do đó, tốt nhất bạn nên giữ đầu ở tư thế nhìn thẳng nhất có thể bằng cách nâng điện thoại lên cao hơn.


Thói quen sử dụng smartphone



8. Bế trẻ con và vật nuôi sai cách

Khi đột ngột bế trẻ con và vật nuôi có thể vô tình khiến vùng lưng, cột sống căng thẳng quá mức và gây tổn thương nghiêm trọng. Do đó, bạn cần biết cách bế trẻ con, vật nuôi đúng cách để an toàn cho cột sống.

Theo đó, khi muốn bế trẻ hay vật nuôi bạn nên giữ chân rộng ngang bằng vai, khi khom người xuống chỉ nên uốn cong phần hông, gập gối lại để dễ bế trẻ lên.

9. Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh có thể khiến sức khỏe xương khớp bị yếu hơn, trong đó có nhóm thuốc steroid nếu dùng ở liều cao và kéo dài sẽ gây hại sức khỏe nghiêm trọng.

Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc gì để hạn chế tác dụng phụ đối với xương khớp nhé!


Xem ngay:  Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính: Hướng đến Môi Trường Bền Vững

Sử dụng thuốc điều trị



10. Đeo ba lô quá nặng

Mang một chiếc ba lô quá nặng và cách đeo ba lô không đúng cũng là nguyên nhân gây đau lưng, đau vai, đay cột sống, đồng thời còn gia tăng nguy cơ khiến cột sống cong vẹo, gây gù lưng,…

Do đó, tốt nhất bạn nên cân nhắc giảm bớt những đồ dùng mang theo trong ba lô để giảm trọng lượng và khi đeo nên đeo cả 2 dây 2 bên vai, điều chỉnh dây đeo cách thắt lưng không quá 10cm.

11. Mang giày cao gót

Khi phụ nữ mang giày cao gót, phần hông và khớp gối phải căng lên, đồng thời cột sống cũng trở nên căng thẳng hơn để đảm bảo sự cân bằng mỗi khi di chuyển. Nếu mang giày cao gót quá thường xuyên thì bạn có thể bị đau lưng, đau thoát vị đĩa điệm,…

Nếu buộc phải mang giày cao gót, bạn chỉ nên mang giày thấp hơn 7cm, nên mang theo giày đế bệt để dùng khi nghỉ ngơi.


Mang giày cao gót



Trên đây là tổng hợp những thói quen xấu có thể gây hại đến sức khỏe của xương khớp, nhất là vùng xương cột sống mà ít người để ý đến. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa các thói quen xấu này để tốt cho cột sống nhé!


>>> Có thể bạn quan tâm:



  1. https://gocsongkhoe.net/10-mon-an-ban-khong-nen-de-qua-dem-de-tranh-bi-ngo-doc/

  2. https://gocsongkhoe.net/3-buoc-giup-giam-con-them-ngot-vao-mua-thu-nhanh-chong/